Back

Giới thiệu Work Permit (WP)

1. Work Permit (WP) là gì và cần những điều kiện gì để được cấp WP?

WP hay còn gọi là giấy phép lao động được chính phủ Canada cấp cho lao động là người nước ngoài (không phải là công dân hay thường trú nhân Canada) được phép làm việc tại Canada trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Với loại giấy phép lao động này, ngoài đương đơn chính là người trực tiếp làm việc tại Canada thì các thành viên còn lại của gia đinh như vợ/chồng và các con cái phụ thuộc dưới 22 tuổi đều được cấp các loại visa tương ứng để cùng đến Canada sinh sống, học tập và làm việc.

Các điều kiện cơ bản để bạn được cấp WP:
  • Đảm bảo tốt về sức khỏe, lý lịch tốt (không phạm pháp, phạm tội)
  • Nhận được 1 công việc (Job Offer – JO) từ 1 doanh nghiệp đủ điều kiện được chính phủ Canada chấp nhận. Để nhận được JO này thì bàn phải đáp ứng được các yêu cầu về các yếu tố chuyên môn do nhà tuyển dụng đưa ra như: Kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, yếu tố ngoại ngữ… Và JO này là yếu tố quan trọng nhất để quyết định bạn có thể xin được WP hay không.
  • Có giấy phép LMIA (Labour Market Impact Assessment) từ cơ quan quản lý lao động Canada HOẶC
  • Thuộc diện miễn trừ LMIA (LMIA Exemption) như đã có thư Work Permit support letter từ chính quyền tỉnh bang theo chương trình bảo lãnh bang (PNP), có Approval of Endorsement từ chương trình AIP..

2. Người có WP có thể định cư Canada theo các chương trình định cư nào?

Theo như công bố của IRCC về chính sách nhập cư Canada giai đoạn 2021 – 2024. Mỗi năm chính phủ cho phép tổng số lượng nhập cư vào Canada là hơn 400.000 hồ sơ, trong đó khoảng 50% là dành cho các diện Skilled Worker, tức trung bình 1 năm Canada cho phép khoảng 200.000 hồ sơ theo diện Skilled Worker.

Hiện tại Canada có rất nhiều chương trình định cư Skilled Worker mà những người đang có WP là 1 trong các diện đó, hay còn được gọi là Temporary  pathway to PR

Tuy nhiên, tuỳ vào JO mà đương đơn đang có là thuộc nhóm mã ngành nghề nào (NOC) và nơi mà đương đơn sẽ làm việc là bang nào, sẽ có nhiều chương trình khác nhau mà đương đơn có thể lên PR như sau:

Chương trình bảo lãnh bang (PNP)

Là chương trình cần có bảo lãnh bang (Nomination) trước khi có thể xin thường trú nhân Canada.

Mỗi 1 bang cũng có nhiều nhánh chương trình khác nhau (Program Streams) cho những đương đơn có JO. Do đó tùy thuộc vào đương đơn đủ điều kiện chương trình nào thì có thể xin Nomination theo chương trình đó và sau đó là xin PR Canada.

Có thể apply xin Nomination và PR ngày  từ Việt Nam hoặc cần phải có 1 thời gian làm việc nhất định tại bang đó dưới dạng Work Permit trước khi có thể apply PR.

Các chương trình liên bang

Là các chương trình có thể xin PR trực tiếp mà không cần thông qua giai đoạn xin bảo lãnh bang (Nomination), có thể kể ra các chương trình sau:

  1. Chương trình CEC (Canadian Experience Class): là chương trình dành cho đương đơn có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm toàn thời gian tại Canada có thể xin PR trực tiếp thông qua hệ thống Express Entry của Canada mà không cần thông qua bảo lãnh bang.
  2. Chương trình RNIP: Nếu JO của bạn trực thuộc 1 trong 11 communities của chương trình này bạn có thể xin PR từ Việt Nam mà không cần phải có thời gian làm việc nhất đinh tại Canada
  3. Chương trình AIP (Atlantic Immigration Program): Khi JO của bạn được chấp thuận bởi 1 trong các nhà tuyển dụng được chấp thuận bởi chính phủ (Designated Employers) thì bạn có thể xin PR trực tiếp từ Việt Nam sau khi hồ sơ của bạn đã được cấp Approval of Endorsement.

Nói 1 cách khách, sau khi bạn đã có 1 JO và WP thì bạn sẽ có vài lựa chọn để nộp hồ sơ xin thường trú nhân Canada tuỳ thuộc vào JO của bạn và các điều kiện đi kèm là như thế nào.

Đến với dịch vụ trọn gói của IMM Consulting, các chuyên viên tư vấn của chúng tôi với kinh nghiệm thực tiễn hơn 10 năm trong lĩnh vực Skilled Worker Canada sẽ tư vấn cụ thể cho khách hàng về điều kiện của từng JO cũng như lộ trình lên PR phù hợp nhất với hồ sơ của gia đinh bạn.

Nhóm ngành nghề đang tuyển gấp tại Canada

Công Việc Văn Phòng

Trợ lý hành chính, nhân viên của hàng bán lẻ, quản lý nhà kho…

Công Việc Kỹ Thuật

Thợ hàn, Thợ xây dựng, Thợ mộc, Kỹ sư cơ khí, nhân viên lấp ráp, vận hành nhà máy…

Công Việc Y tế

Nhân viên hỗ trợ sức khoẻ cá nhân (Y tá, điều dưỡng đều có thể đi theo ngành này)

Lĩnh Vực Làm đẹp

Nhân viên tiệm spa, nail, tóc, giám sát hoặc quản lý Nails Salon…

Lĩnh Vực Nhà Hàng – Khách Sạn

Nhân viên lễ tân khách sạn, đầu bếp, bếp trưởng, nhân viên giám sát / quản lý nhà hàng, thợ làm bánh ngọt…

Lao Động Phổ Thông

Nhân viên phụ bếp, phục vụ bàn, công nhân nông trại, lái xe tải hạng nặng, nhân viên chế biến hải sản..

TẠI SAO LẠI CHỌN WORK PERMIT?

Liên hệ