Back

Giới Thiệu

Nền giáo dục Hoa Kỳ đã được công nhận trên toàn thế giới và luôn được mệnh danh là một cường quốc du học uy tín bậc nhất năm châu. 

Một trong những lý do khiến sinh viên học tại các trường đại học Mỹ đạt được thành công sau khi tốt nghiệp là vì họ được học về giáo dục đại cương. Điều này có nghĩa là giáo dục tại Hoa Kỳ không chỉ tập trung vào một chuyên ngành cụ thể, mà còn tập trung vào nhiều lĩnh vực khác như toán học, khoa học, triết học, lịch sử và văn học.

Lợi ích của giáo dục đại cương là giúp bạn chuẩn bị nhiều thứ cho tương lai sau này hơn là chỉ phục vụ cho kế hoạch nghề nghiệp trước mắt của bạn. Giáo dục đại cương giúp bạn trở thành một người thông minh, chín chắn hơn, thành công hơn trong công việc thuộc chính lĩnh vực chuyên môn của bạn hoặc phát triển mạnh trong một lĩnh vực khác.

du học mỹ

ĐIỂM SÁNG DU HỌC MỸ

Nổi tiếng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và khoa học kỹ thuật toàn cầu, Mỹ còn sở hữu nền giáo dục hàng đầu với các trường đại học danh tiếng về chất lượng, đóng góp lần lượt 14 và 16 trường đại diện trong danh sách Top 20 trường đại học thế giới của hai tạp chí lâu đời The Time’s Higher Education và U.S. News & World Report. Hệ thống giáo dục ở Mỹ tương thích với chương trình phổ thông Việt Nam, giúp các bạn HSSV dễ dàng thích nghi, hòa nhập với môi trường học tập.

Học bổng du học Mỹ rất đa dạng từ trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học với giá trị lớn, lên đến 95%. Sinh viên, học sinh Việt Nam hoàn toàn có thể du học Mỹ với mức học phí hợp lý chỉ từ US$10,000, tùy vào khu vực và ngôi trường mà các bạn lựa chọn.

Chương trình thực tập Optional Practical Training (OPT) là chương trình làm việc sau tốt nghiệp tại Mỹ dành cho sinh viên diện quốc tế. Đặc biệt nếu ngành bạn học thuộc nhóm ngành STEM, bạn sẽ có cơ hội gia hạn OPT lên đến 3 năm, thích hợp với những ai đang tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp tại Mỹ lâu dài.

Hệ Thống Giáo Dục Mỹ

Ưu điểm của nền giáo dục Hoa Kỳ trong đào tạo tiểu học và trung học

Bậc tiểu học và trung học ở Mỹ thường kéo dài từ lớp 1 đến lớp 12. Sau khi hoàn tất lớp 5 (bậc tiểu học) học sinh sẽ bước vào trung học, bậc trung học bao gồm Middle high school (lớp 6 đến lớp 8) và High school (lớp 9 đến lớp 12). Thông thường, phụ huynh quốc tế gửi con em mình du học tại Mỹ từ năm lớp 11, 12 để chuẩn bị cho việc vào đại học.

Từ bậc trung học, các học sinh trung học Mỹ đã được làm quen với việc tự do chọn lựa những môn học không bắt buộc (elective courses), song song với các môn bắt buộc (required/core classes). Các môn học bắt buộc phổ biến là English/Literature (Văn học), Mathematics (Toán học), Science (Khoa học), Physical (Vật lý). Trong khi đó, các môn không bắt buộc sẽ cho phép học sinh được linh động chọn lớp, chọn giờ, chọn giáo viên sao cho phù hợp với sở thích và định hướng phát triển sau này.

Vì lẽ đó, rất ít khi 2 học sinh cùng khối có thời khoá biểu giống nhau 100% (trừ khi 2 bạn chọn đăng ký lớp y hệt nhau), và người học khi đó sẽ được làm quen với hình thức học tương tự như ở các trường cao đẳng/đại học Mỹ. Ngoài ra, học sinh còn có thể đăng ký học các lớp AP (Advanced Placement) là chương trình xếp lớp nâng cao, với nội dung tương đương với các lớp nhập môn hoặc các lớp cơ bản tại chương trình đại học năm nhất của các trường đại học Mỹ. Khi đạt đủ số điểm yêu cầu cho môn AP tương ứng, học sinh sẽ được giảm số tín chỉ ở chương trình cử nhân năm đầu. Về đánh giá kết quả, thành tích của học sinh được thể hiện qua điểm trung bình của từng môn và tổng điểm trung bình của tất cả các môn – gọi tắt là GPA (Grade point average).

Bản đồ hệ thống giáo dục Mỹ

Với định hướng giáo dục của chính phủ và sự hỗ trợ từ nền kinh tế vững mạnh, giáo dục Mỹ luôn có những hướng đi tiên phong, mang đến sự tiên tiến và thực tế cao cho các chương trình học. Hệ thống giáo dục Mỹ bao gồm:

  • Trường đào tạo nghề (thời gian học từ 2 đến 3 năm);
  • Trường cao đẳng cộng đồng (thời gian học khoảng 2 năm);
  • Trường đại học (thời gian học khoảng 4 năm).

Sau đó, học sinh có thể hoàn thiện các bậc học cao hơn, thạc sĩ và tiến sĩ, tuỳ thuộc vào định hướng cá nhân.

Bản đồ hệ thống giáo dục tại Mỹ
Bản đồ hệ thống giáo dục tại Mỹ

Bậc đại học và các mô hình trường học phổ biến

Sau khi hoàn tất bậc trung học, các du học sinh Mỹ và sinh viên bản địa có ba lựa chọn trường phổ biến để lấy bằng Associate degree (2 năm) hoặc Bachelor degree (4 năm)

  • Cao đẳng cộng đồng (Community college): Sinh viên chọn các trường cao đẳng cộng đồng sẽ theo học chương trình lấy bằng chuyển tiếp (Associate degree) kéo dài 2 năm, sau đó, nếu muốn, có thể tiếp tục nộp đơn chuyển tiếp lên University/College hệ 4 năm để hoàn thành hai năm học còn lại và lấy bằng cử nhân. Nếu bạn đang thắc mắc có nên học cao đẳng cộng đồng ở Mỹ vì vấn đề kinh phí thì hãy yên tâm, vì bạn có thể tiết kiệm được tiền học phí cho hai năm đầu – khi học phí của các trường Cao đẳng Cộng đồng thường rẻ hơn các trường đại học Mỹ, mà vẫn đảm bảo chất lượng giảng viên lẫn số lượng tín chỉ các môn học đại cương.
  • College: Lưu ý rằng college ở Mỹ không có nghĩa là cao đẳng, bởi các trường college hệ 4 năm ở Mỹ cũng tương tự như các University – được phép tổ chức giảng dạy các chương trình đại học cấp Bằng Cử nhân B.A (Bachelor of Arts) hoặc B.S (Bachelor of Science). Sự khác biệt duy nhất ở College và University là University có thể giảng dạy và nghiên cứu bậc sau đại học, còn College thì chỉ được phép cấp bằng đại học trở xuống. Về chất lượng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và nên dành thời gian tìm hiểu các trường College hệ 4 năm nổi bật.
  • University: Được biết đến rộng rãi nhất tại Mỹ là các trường đại học, chuyên đào tạo các chương trình từ dự bị đại học, Cử nhân, và sau cử nhân (bao gồm Thạc sĩ, Tiến sĩ hay thậm chí là Sau Tiến sĩ). Lợi thế của University so với College là sự đa dạng về ngành học, môi trường học tập và nghiên cứu vượt trội về cơ sở vật chất, kết hợp các hoạt động ngoại khóa sôi nổi cùng chương trình du học trao đổi tại các trường đại học đối tác trên thế giới. Sĩ số sinh viên tại các trường đại học cũng nhiều hơn đáng kể, đồng nghĩa tỉ lệ du học sinh Mỹ từ các nước cũng cao hơn.
  • Bậc cao học: Sau khi có Bằng cử nhân, sinh viên có thể tiếp tục học lên cao để lấy bằng cao học (Master degree/Postgraduate degree) nếu đáp ứng được điều kiện nhập học. Thông thường, ứng viên cần có điểm GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test) cho các trường đào tạo kinh doanh, quản lý và phần lớn các lĩnh vực khác, LSAT (Law School Admission Test) cho các trường luật và MCAT (Medical College Admission Test) cho trường Y…. Thời lượng trung bình của khóa học Thạc sĩ là 2 năm. Cũng như phần lớn các quốc gia trên thế giới, các chương trình thạc sĩ của Mỹ được chia làm hai hệ:
  • Thạc sĩ nghiên cứu: cho phép sinh viên sẽ tập trung vào nghiên cứu một lĩnh vực chuyên môn cụ thể, và cho ra một luận văn nghiên cứu đáp ứng độ dài mà nhà trường yêu cầu. Thạc sĩ nghiên cứu phổ biến là Thạc sĩ nghệ thuật (M.A), Thạc sĩ Khoa học (M.S), Thạc sĩ nghiên cứu (MRes), Thạc sĩ Triết học (MPhil),…
  • Thạc sĩ chuyên ngành: sinh viên chủ yếu sẽ được giảng dạy kiến thức và cung cấp các kỹ năng chuyên ngành ở bậc nâng cao. Các chương trình học khi đó cũng rất gần thực tiễn, với nhiều cơ hội cọ xát chuyên môn. Thạc sĩ chuyên ngành thường cho phép sinh viên thực tập trong một công ty, hoặc một tổ chức có liên quan. Các thạc sĩ chuyên ngành phổ biến là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA), Thạc sĩ Giáo dục (MEd), Thạc sĩ Luật (LLM), Thạc sĩ Mỹ thuật (MFA),…
  • Tiến sĩ: đa số các trường đều yêu cầu ứng viên phải có bằng Thạc sĩ để được nhận vào học Tiến sĩ. Các yêu cầu cơ bản để được chấp nhận vào các chương trình Tiến sĩ tại Mỹ bao gồm: GPA từ 3.4 trở lên; các chứng chỉ TOEFL, GRE/ GMAT, có thành tích nghiên cứu khoa học tốt… Để đáp ứng những yêu cầu trên, bạn nên phấn đấu hoàn thành ngay từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học. Thông thường, ở bậc học này, nghiên cứu sinh sẽ mất ít nhất 4 năm trở lên để hoàn thành nghiên cứu. Về chi phí, đa số các nghiên cứu sinh có thể tham gia giảng dạy hoặc làm trợ giảng để nhận hỗ trợ tài chính của trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận học bổng du học Mỹ từ chính phủ, các quỹ học bổng phi chính phủ hoặc các quỹ hỗ trợ bên ngoài trường học.
  • Nghiên cứu sau tiến sĩ: một hướng đi được nhiều nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ lựa chọn, bởi vì trải nghiệm này rất tốt cho hồ sơ xin việc làm giảng viên chính thức tại các trường đại học/cao đẳng danh tiếng. Yêu cầu của các chương trình này là ứng viên đã thực hiện nhiều bài nghiên cứu có chất lượng, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Thời gian làm nghiên cứu sinh tuỳ thuộc vào từng trường hợp (do sự khác nhau về ngành, trường, giáo sư cố vấn,…) Tương tự ở bậc tiến sĩ, đa số các nghiên cứu sinh đều được hỗ trợ kinh phí bởi nhà trường hoặc các tổ chức, công ty liên quan.

Lợi thế riêng có của hệ thống giáo dục đại học Mỹ

Niềm tự hào của nền giáo dục đại học Mỹ là mô hình giáo dục khai phóng (Liberal Arts). Trong trường hợp bạn chưa xác định được ngành học chuyên môn và có mong muốn tích lũy kiến thức tổng quan trên nhiều lĩnh vực, thì các trường College và University theo định hướng giáo dục khai phóng có thể là một lựa chọn hợp lý. Nội dung đào tạo của các chương trình này là sự kết hợp kiến thức liên ngành, trải dài từ các môn học thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văn (ngôn ngữ, lịch sử, tâm lý, pháp luật, chính trị, kinh tế, địa lý, truyền thông…) với các nhóm ngành khoa học và tự nhiên (thiên văn học, sinh học, hóa học, vật lý, thực vật học, khảo cổ học, địa chất, khoa học trái đất…).

Một số trường đại học nổi tiếng theo đuổi định hướng giáo dục khai phóng

  1. Maryville University
  2. Syracuse University
  3. University of Kentucky
  4. Southern Illinois University Carbondale
  5. University of Hartford – Undergraduate Admissions

Tuy nhiên, bất kể bạn có lựa chọn các trường theo định hướng Liberal Arts để theo học hay không, thì các du học sinh Mỹ tại các trường College và University đều có quyền học đa ngành – hầu hết là học 2 ngành (vẫn tốt nghiệp sau 4 năm) và một số ít khác chọn 3 ngành (tốt nghiệp trễ từ 1 đến 2 học kỳ). Hoặc bạn cũng có thể chọn học ngành phụ (minor) cùng với ngành chính (major) của mình.

Cuối cùng, sự linh động của giáo dục bậc cao ở Mỹ còn được thể hiện qua việc một số trường sẵn sàng tuyển sinh tiến sĩ không qua bậc thạc sĩ. Điều này có nghĩa là với một số ít những sinh viên tốt nghiệp cử nhân và chưa có bằng thạc sĩ (nhưng chứng minh được năng lực, từng có trải nghiệm nghiên cứu học thuật ở bậc đại học và niềm yêu thích đặc biệt với công tác nghiên cứu) thì vẫn có thể trúng tuyển vào học tiến sĩ.

Chi Phí Du Học Mỹ

Thông thường, chi phí trung bình cho 1 năm du học tại Mỹ là khoảng 23,000USD – 50,000USD/năm (530 triệu – 1 tỷ 200 triệu/năm).

Điều Kiện Nhập Học Tại Mỹ

Bậc Trung học Phổ Thông trở xuống

Yêu cầu đầu vào sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi trường. Thông thường các trường sẽ có những điểm chung về yêu cầu đầu vào như sau:
- Học sinh sở hữu một tín chỉ tiếng Anh. Mỗi trường sẽ đưa ra quy định và loại tín chỉ tiếng Anh được chấp nhận. Phổ biến nhất tại Mỹ là TOEFL, tiếp đến bằng IELTS sẽ được xem xét. Một vài trường có chấp nhận những chứng chỉ Tiếng Anh khác như Duolingo Test, ELTiS, iTEP Slate Plus…
Cung cấp bảng điểm 3 năm gần nhất. Số điểm nên có là 70% trên tổng số môn học.
- Một vài trường sẽ yêu cầu học sinh phải phỏng vấn, thư giới thiệu của giáo viên
- Xác nhận số dư tài khoản đủ chi trả toàn bộ chi phí Du học 1 năm của học sinh
- Trường Top cao sẽ yêu cầu học sinh cung cấp kết quả SSAT và làm bài luận

Bậc Cao đẳng

Yêu cầu đầu vào sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi trường. Thông thường các trường sẽ có những điểm chung về yêu cầu đầu vào như sau:
- Học sinh sở hữu một tín chỉ tiếng Anh. Mỗi trường sẽ đưa ra quy định và loại tín chỉ tiếng Anh được chấp nhận. Phổ biến nhất tại Mỹ là TOEFL, tiếp đến bằng IELTS sẽ được xem xét. Một vài trường có chấp nhận những chứng chỉ Tiếng Anh khác như Duolingo Test, và iTEP Slate Plus.
- TOEFL ibt 60 / IELTS là 5.5. Hoặc học sinh có thể làm bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của trường (Nếu có). Nếu học sinh không đạt số điểm Tiếng Anh đầu vào như yêu cầu, có thể ghi danh vào các khoá tiếng Anh dành cho Du học sinh tại trường.
- Cung cấp bảng điểm 3 năm gần nhất
- Xác nhận số dư tài khoản đủ chi trả toàn bộ chi phí Du học 1 năm của học sinh

Bậc Đại học

Yêu cầu đầu vào sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi trường. Thông thường các trường sẽ có những điểm chung về yêu cầu đầu vào như sau:
- Học sinh sở hữu một tín chỉ tiếng Anh. Mỗi trường sẽ đưa ra quy định và loại tín chỉ tiếng Anh được chấp nhận. Phổ biến nhất tại Mỹ là TOEFL, tiếp đến bằng IELTS sẽ được xem xét. Một vài trường có chấp nhận những chứng chỉ Tiếng Anh khác như Duolingo Test, và iTEP Slate Plus.
- TOEFL ibt 80 / IELTS là 6.5. Hoặc học sinh có thể làm bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của trường (Nếu có). Nếu học sinh không đạt số điểm Tiếng Anh đầu vào như yêu cầu, có thể ghi danh vào các khoá tiếng Anh dành cho Du học sinh tại trường.
- Cung cấp bảng điểm 3 năm gần nhất.
- Bằng SAT hoặc ACT
- Một vài trường sẽ yêu cầu học sinh phải làm bài luận, thực hiện phỏng vấn, thư giới thiệu của giáo viên
- Xác nhận số dư tài khoản đủ chi trả toàn bộ chi phí Du học 1 năm của học sinh.

Bậc Thạc Sỹ trở lên

Yêu cầu đầu vào sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi trường. Thông thường các trường sẽ có những điểm chung về yêu cầu đầu vào như sau:
- Học sinh sở hữu một tín chỉ tiếng Anh. Mỗi trường sẽ đưa ra quy định và loại tín chỉ tiếng Anh được chấp nhận. Phổ biến nhất tại Mỹ là TOEFL, tiếp đến bằng IELTS sẽ được xem xét. Một vài trường có chấp nhận những chứng chỉ Tiếng Anh khác như Duolingo Test, và iTEP Slate Plus.
- TOEFL ibt 90 / IELTS là 7.0. Nếu học sinh không đạt số điểm Tiếng Anh đầu vào như yêu cầu, có thể ghi danh vào các khoá tiếng Anh dành cho Du học sinh tại trường.
Cung cấp bảng điểm Đại Học.
- Bằng GMAT hoặc GRE
- Một vài trường sẽ yêu cầu học sinh phải làm bài luận, thực hiện phỏng vấn, thư giới thiệu của giảng viên, đồng nghiệp, người quản lý
- Xác nhận số dư tài khoản đủ chi trả toàn bộ chi phí Du học 1 năm của sinh viên

Điều Kiện Xin Visa Du Học Mỹ

1. Chuẩn bị giấy tờ

Du học sinh cần chuẩn bị những tài liệu sau:

  • Tài liệu học tập: bằng, học bạ, bảng điểm, chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEFL…).
  • Giấy tờ nhân thân: hộ chiếu, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, ảnh 5cmx5cm chụp trong vòng 6 tháng ( nền trắng, không để tóc che tai, không đeo kính), giấy đăng ký kết hôn của phụ huynh.
  • Giấy tờ chứng minh tài chính: tất cả các giấy tờ chứng minh khả năng chi trả học phí, sinh hoạt phí trong 1 năm đầu tiên và bằng chứng tài chính cho các năm còn lại và các giấy tờ chứng minh tài chính được yêu cầu.

2. Các bước xin visa du học Mỹ

Bước 1: Sau khi được nhà trường chấp nhận nhập học, Nhà trường gửi cho bạn Form I-20 dành cho sinh viên không định cư sau khi đã chấp thuận đơn xin nhập học. Du học sinh ký vào mẫu đơn này, sau đó đóng lệ phí SEVIS $350 và điền thêm đơn xin thị thực không định cư Mỹ (Form DS – 160).

Bước 2: Đóng phí xin visa bằng cách tạo tài khoản trên trang nhận đơn online của lãnh sự quán Mỹ. Lệ phí xin visa du học Mỹ có giá $160 USD nhưng bạn sẽ thanh toán bằng tiền Việt
Giữ lại phiếu biên nhận sau khi đóng tiền rồi lên lịch phỏng vấn online.

Bước 3: Đi phỏng vấn xin visa du học Mỹ
Vào ngày hẹn, bạn tới Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ để phỏng vấn. Mang những giấy tờ bắt buộc gồm: giấy hẹn, đơn DS-160, ảnh thẻ chụp trong 6 tháng gần nhất, hộ chiếu hiện tại cùng hộ chiếu cũ và hoá đơn biên nhận thanh toán visa.

Ngoài ra, du học sinh chuẩn bị thêm các giấy tờ chứng minh mình sẽ về nước sau thời gian học, tài liệu học tập và tài liệu chứng minh tài chính.
Trong quá trình phỏng vấn, nhân viên Lãnh sự sẽ hỏi bạn về chương trình học bên Mỹ, mục tiêu học tập và dự định tương lai. Bạn cần thuyết phục họ rằng mình có lộ trình du học Mỹ rõ ràng và sẽ về nước sau khi kết thúc chương trình học.

Thủ tục xử lý visa du học Mỹ kéo dài trong 60 ngày hoặc hơn. Từ khi đặt lịch phỏng vấn đến ngày phỏng vấn mất 9 ngày (nếu nộp đơn ở Hà Nội) và 4 ngày (nếu nộp đơn ở TPHCM).

Quy Trình Thực Hiện Visa Du Học Mỹ

Bước 1

Tư vấn và hướng dẫn lựa chọn trường, ngành học

Bước 2

Thu thập thông tin và đánh giá trình độ học vấn/ kinh nghiệm làm việc

Bước 3

Chuẩn bị hồ sơ tài chính và các giấy tờ trường yêu cầu trước khi có I-20

Bước 4

Sau khi có I-20, bắt đầu chuẩn bị các giấy tờ để xin Visa F1

Bước 5

Hoàn thành Form DS 160, đóng phí SEVIS và hẹn lịch phỏng vấn

Bước 6

Luyện phỏng vấn thử tại công ty

Bước 7

Sau khi đậu Visa, công ty hỗ trợ các thông tin hữu ích như đặt vé máy bay, đổi tiền, tìm chỗ ở, bảo hiểm, yêu cầu y tế,…

Câu Hỏi Thường Gặp

Một số câu hỏi thường gặp về du học Mỹ

  • Đối với học sinh THPT, học sinh nên du học khi hoàn tất chương trình lớp 8 vì phần lớn các trường High School tại Mỹ nhận học sinh đầu vào từ lớp 9 trở lên. Phần lớn các trường High School tại Mỹ đều ưu tiên nhận các du học sinh đầu vào lớp 9 và lớp 10, số lượng các trường High School nhận học sinh lớp 11 sẽ ít hơn một chút và lớp 12 sẽ càng hạn chế hơn. Lý do là bởi vì các bạn phải hoàn tất một số lượng môn học bắt buộc để được cấp High School Diploma. Do vậy, học sinh du học từ lớp 12 sẽ phải học dồn để tốt nghiệp đúng hạn. Ngoài ra, các trường Đại học tại Mỹ cũng sẽ ưa chuộng các học sinh đã vượt qua một số môn Nâng Cao (AP Classes) hoặc môn Danh Dự (Honors Classes) trong quá trình học High School, việc các bạn có thể du học từ sớm (lớp 9 và lớp 10) sẽ giúp các bạn có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các lớp Nâng Cao này.
  • Đối với học sinh Cao Đẳng, Đại học, các bạn nên Du học ngay khi hoàn tất chương trình THPT tại Việt Nam hoặc ít nhất sau khi hoàn tất 1 học kỳ hoặc 1 năm học Đại học nếu các bạn có mục tiêu ghi danh vào năm nhất một khoá học tại Đại Học/ Cao đẳng tại Mỹ. Đối với các bạn học sinh đã học năm thứ Hai Đại Học, các bạn nên chọn ghi danh vào các trường có chương trình Chuyển tiếp (Transfer). Đối với các bạn đã học cuối năm 3 hoặc năm 4, các bạn nên hoàn thành chương trình Đại học tại Việt Nam và ghi danh vào chương trình Sau đại học tại Mỹ. Tỷ lệ Visa Du học dành cho các học sinh có xu hướng học lặp lại (Đã học năm 2-3 nhưng lại ghi danh vào năm 1) tại Mỹ là không cao.
  •  
  • Thời điểm thích hợp để làm hồ sơ Du học cho các học sinh cấp THPT là vào tháng 12 trong năm, sau khi học sinh đã có bảng điểm học kỳ I của năm học hiện tại và các trường High School tại Mỹ đã đưa ra chính sách về năm học tiếp theo. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng của học sinh mà thời gian có thể điều chỉnh. Có một trường High School tại Mỹ đưa ra hạn chót nộp hồ sơ khá sớm (Tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm), đối với các học sinh xuất sắc có yêu cầu cụ thể về 1 trường nào đó, tư vấn viên nên kiểm tra hạn hồ sơ để đưa ra sự tư vấn chính xác.
  • Thời điểm thích hợp để làm hồ sơ Du học cho các học sinh từ Cao đẳng trở lên tại Mỹ là khá linh hoạt. Thời gian bắt đầu chuẩn bị hồ sơ nên cách ngày nhập học từ 6 tháng – 10 tháng. Tuy nhiên, có nhiều trường là Đối Tác hoặc trực thuộc một Tập Đoàn Giáo Dục là đối tác của IMM Group sẽ có thời gian khá linh hoạt. Tư vấn viên phụ thuộc vào thời gian phụ huynh đưa ra câu hỏi để có thể hướng tới các trường có hạn chót nhận hồ sơ phù hợp.

KHÔNG. Cho dù bạn chưa từng đặt chân lên nước Mỹ vì trượt visa thì khoản tiền này cũng sẽ không được trả lại. Tuy nhiên cho dù phải phỏng vấn visa nhiều lần thì bạn cũng không phải đóng lại phí SEVIS nếu không có quyết định thay đổi trường học trước đã từng đăng ký theo học.

Có một vài trường Trung Học Phổ Thông hoặc Đại Học có các phương cách kiểm tra trình độ Tiếng Anh của Du học sinh trong quá trình tuyển sinh mà không cần học sinh phải có sẵn một Chứng chỉ tiếng Anh. Thông thường, những phương cách kiểm tra trình độ sẽ là gửi một bài kiểm tra trình độ tiếng Anh cho học sinh. Bài kiểm tra do trường soạn thảo hoặc sử dụng một bài kiểm tra tích hợp do trường mua lại từ một Tổ chức nào đó. Học sinh có thể thực hiện bài kiểm tra này tại văn phòng IMM Group dưới sự quản lý của tư vấn viên hoặc làm tại nhà nếu làm bài kiểm tra online yêu cầu mở Webcam máy tính. Trong trường hợp thời gian không còn nhiều và học sinh cần hoàn tất hồ sơ xin nhập học một cách gấp gáp, tư vấn viên có thể tư vấn một vài trường có hình thức kiểm tra trình độ tiếng Anh nêu trên. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo học sinh có nhiều sự lựa chọn về trường, tăng tỷ lệ được nhận vào các trường tốt cũng như tỷ lệ Visa, học sinh nên sở hữu một chứng chỉ Tiếng Anh được công nhận. Tư vấn viên có thể tư vấn Lộ trình Du học (Thời gian ôn luyện Tiếng Anh trước khi có thể sở hữu một chứng chỉ tiếng Anh, thời gian từ lúc sở hữu chứng chính tiếng Anh cho tới lúc hoàn tất hồ sơ nộp cho trường, thời gian từ lúc có kết quả nhập học cho tới khi có thể làm hồ sơ xin Visa Du học Mỹ) để học sinh và phụ huynh có thể đưa ra quyết định hợp lý

Chi phí Du học Mỹ 1 năm tuỳ thuộc vào từng trường và khu vực. Tư vấn viên sẽ dựa vào nguồn kinh phí của mỗi gia đình và đưa ra những trường phù hợp. Tuy nhiên, thông thường chi phí trung bình cho 1 năm du học tại Mỹ là khoảng 23,000USD – 50,000USD/ năm.

Đối với học sinh dưới 18 tuổi, thông thường các trường tại Mỹ sẽ yêu cầu học sinh phải ở tại Homestay hoặc KTX theo sự chỉ định của trường hoặc Học sinh phải cung cấp thông tin về chỗ ở cho trường khi làm hồ sơ nhập học để nhà trường tiện quản lý. Những chỗ ở mà học sinh có thể cung cấp thông tin cho nhà trường thường là nhà của người thân hoặc Homestay của một tổ chức độc lập. Mỗi trường sẽ có một tiêu chuẩn về chỗ ở của học sinh khác nhau. Tuy nhiên, dù học sinh ở đâu cũng phải báo cáo và được sự đồng ý của nhà trường. Du học sinh dưới 18 tuổi tuyệt đối không được sống 1 mình kể cả tại nhà do Cha Mẹ sở hữu tại Mỹ.

Mỹ hiện nay không có loại Visa dành cho Cha Mẹ hoặc Người Bảo Hộ cho Du học sinh tại Mỹ. Phụ huynh chỉ có thể thăm con dưới hình thức Visa Du Lịch hoặc Phụ huynh có thể ở cùng con nếu có Thường trú nhân tại Mỹ.

Du học sinh KHÔNG được làm thêm tại Mỹ.

Tại sao chọn Mỹ?

Tại sao

Mỹ là quốc gia có diện tích lớn thứ ba và có nền kinh tế thuộc top đầu thế giới. Với hệ thống giáo dục, y tế phát triển cùng chính sách phúc lợi xã hội hàng đầu thế giới, “giấc mơ Mỹ” là mơ ước chung của hàng triệu người nhập cư toàn cầu. Từ 2016 đến 2018, visa đầu tư định cư Mỹ EB-5 liên tục đứng đầu trong bảng xếp hạng các visa đầu tư định cư trên thế giới.

– Kinh tế:

  • Là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP từ năm 1871 đến nay.
  • Chiếm gần 1/4 nền kinh tế toàn cầu nhờ cơ sở hạ tầng, công nghệ tiên tiến và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • Giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên cao thứ hai thế giới, ước đạt 45 nghìn tỷ USD năm 2016.
  • Là một trong những thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất toàn cầu.

– GDP bình quân: 58.392USD (2019)

– Thời tiết/Khí hậu:

  • Khí hậu và thời tiết ở Mỹ thay đổi tùy theo mùa và theo từng khu vực;
  • Mùa hè, các bang miền bắc có thời tiết ấm áp; các bang miền nam và vùng nhiệt đới có nhiệt độ rất nóng;
  • Mùa đông khá ôn hòa ở các bang miền nam, trong khi các vùng khác thường có tuyết và nhiệt độ lạnh hơn.
Tại Sao Chọn Mỹ

– Giáo dục:

  • Mỹ là một trong những cường quốc có nền giáo dục hàng đầu thế giới.
  • Theo báo cáo, có đến 8/10 trường đại học tốt nhất thế giới ở Mỹ. Cả 4 vị trí đầu đều là các trường đại học Mỹ.
  • Không chỉ các trường đại học, 73/100 trường trung học tư thục hàng đầu trên thế giới cũng ở Mỹ.

– Y tế:

  • Mỹ là nơi tập trung những biện pháp y học tân tiến, những chuyên gia hàng đầu và những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
  • Để hưởng các phúc lợi y tế của Mỹ, công dân Mỹ thường mua bảo hiểm y tế để sử dụng các dịch vụ chăm sóc chất lượng với chi phí hợp lý.

– Các điểm mạnh khác:

  • USD là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới.
  • Mỹ xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất dành cho doanh nhân.
Liên hệ